CHỨNG NHẬN HỢP QUY GĂNG TAY CÁCH ĐIỆN THEO QCVN 24:2014/BLĐTBXH

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GĂNG TAY CÁCH ĐIỆN THEO QCVN 24:2014/BLĐTBXH

Chứng nhận hợp quy găng tay cách điện là một bước không thể thiếu đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và sử dụng găng tay cách điện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

1. Chứng nhận hợp quy găng tay cách điện là gì?

Găng tay cách điện là găng tay làm bằng vật liệu đàn hồi hoặc nhựa dẻo, được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy hiểm về điện. Găng tay được phân loại như sau:

– Theo cấp bao gồm: cấp 00, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.

– Theo thuộc tính riêng: Loại A – khả năng chịu axít; Loại H – khả năng chịu dầu; Loại Z – khả năng chịu Ô Zôn; Loại R – khả năng chịu a xít, dầu, ô zôn; Loại C – Khả năng chịu nhiệt độ cực thấp.

Chứng nhận hợp quy găng tay cách điện là hoạt động cấp giấy chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp pháp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng găng tay cách điện có đủ điều kiện, đạt các yêu cầu, chi tiêu an toàn trong QCVN 24:2014/BLĐTBXH.

1.1. Một số yêu cầu của găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH

Yêu cầu về cơ: khả năng chịu xuyên thủng, mài mòn, chịu cắt, chịu xé. Khả năng chịu xuyên thủng trung bình về cơ phải lớn hơn 18N/mm2, theo quy định tại khoản 8.3.2 Điều 8.3 mục 8 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).

Yêu cầu về điện: thử nghiệm điện áp kiểm chứng và thử nghiệm khả năng chịu điện áp cùng với các yêu cầu về dòng điện thử nghiệm kiểm chứng xoay chiều, theo quy định tại Bảng 4 và Mục 8 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).

Yêu cầu về lão hóa: thử nghiệm chịu, thử nghiệm nhiệt độ cao để mô phỏng các ảnh hưởng lão hóa theo Điều 8.5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002); Từng găng tay cũng phải qua thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm.

Yêu cầu về nhiệt: thử nghiệm khả năng chịu nhiệt độ thấp để kiểm chứng găng tay không bị rách, thủng hoặc vết nứt nhìn thấy được… theo khoản 8.6.1 Điều 8.6 mục 8 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).

1.2. Căn cứ pháp lý chứng nhận hợp quy găng tay cách điện gồm

QCVN 24:2014/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với găng tay cách điện do Cục An toàn lao động biên soạn.

Thông tư số 37/2014/TT-BLDTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành đính kèm QCVN 24:2014/BLĐTBXH.

Những Sản phẩm này phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn hợp pháp trước khi được lưu thông trên thị trường theo quy định.

2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy găng tay cách điện?

Găng tay cách điện là găng tay làm bằng vật liệu đàn hồi hoặc nhựa dẻo, được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy hiểm về điện. Ngoài ra, găng tay bảo hộ được quy định là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện chứng nhận để đảm bảo chất lượng, an toàn của găng tay; đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn cho người sử dụng cũng như tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

3. Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH

Việc tiến hành đánh giá, chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH sẽ đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

– Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu.

– Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

– Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần.

– Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước.

– Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường.

4. Quy trình chứng nhận hợp quy găng tay cách điện 

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

IMSVINA tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH của khách hàng.

Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm

Với phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình.

Với phương thức 7: Kiểm tra thực tế lô sản phẩm, hàng hóa kết hợp lấy mẫu thử nghiểm sản phẩm điển hình.

IMSVINA chỉ chấp nhận chứng nhận sản phẩm khi và chỉ khi kết quả phù hợp với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật QCVN 24:2014/BLĐTBXH.

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

IMSVINA sẽ thông báo kết quả tới khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì khách hàng sẽ được IMSVINA cấp giấy chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH.

Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Giấy chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định tại TT 28/2012/BKHCN.

————————————————————————————————————-

Tổ chức chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH

Công ty TNHH Khoa Học Ứng Dụng IMS đã được Bộ Thương binh – Lao động và Xã hội chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH.

Chứng nhận IMSVINA có dịch vụ trọn gói hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận hợp quy găng tay cách điện theo QCVN.

Hãy liên hệ với chúng tôi

Công Ty TNHH Khoa Học Ứng Dụng IMS

Địa chỉ: Số 7, TT4 – D2, Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0909593698

Email: info@imsvina.com.vn

Website: https://imsvina.com.vn

 

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

024.3999.3698