KIỂM ĐỊNH XE NÂNG – 7 LƯU Ý CẦN BIẾT KHI THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH

KIỂM ĐỊNH XE NÂNG – 7 LƯU Ý CẦN BIẾT KHI THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH

Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Theo đó, kiểm định xe nâng là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào vận hành và sử dụng tại doanh nghiệp. Vậy kiểm định xe nâng như thế nào? Danh mục xe nâng cần kiểm định ra sao? Hãy cùng IMSVINA theo dõi bài viết dưới đây.

1. Kiểm định xe nâng là gì?

Kiểm định xe nâng còn được gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Các loại xe nâng cần kiểm định:

  • Kiểm định xe nâng hàng;
  • Kiểm định xe nâng người.

2. Kiểm định an toàn xe nâng khi nào?

Các trường hợp cần phải kiểm định an toàn xe nâng:

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt,trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị theo quy định pháp luật);
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị sau khi xảy ra sự cố hay yêu cầu kiểm tra bất thường từ cơ quan chức năng.

3. Tại sao doanh nghiệp phải kiểm định xe nâng?

Kiểm định an toàn xe nâng hàng, kiểm định xe nâng người đem đến những lợi ích sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành;
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển;
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

4. Danh mục quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết bị nâng cần đáp ứng

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định xe nâng được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn phải được cơ quan chức năng Nhà nước cho phép.

  • QCVN 25:2019/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
  • QCVN 22:2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;
  • QCVN 13:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;
  • QTKĐ 17:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng;
  • TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 4755:1989: Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;
  • TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn;
  • TCVN 5179:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;
  • TCVN 7772:2007: Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại

Có thể kiểm định xe nâng với các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

5. Quy trình 4 bước thực hiện kiểm định an toàn xe nâng

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, xe nâng người, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng;
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa;
  • Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước.

Bước 2: Khám xét kỹ thuật

  • Xem xét việc ghi nhãn;
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái;
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng,…);
  • Hệ thống thủy lực;
  • Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe,…);
  • Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương,…);
  • Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm kỹ thuật ở điều kiện không tải và có tải

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.

  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển (hệ thống truyền lực, đường ống dẫn dầu, bơm dầu,…);
  • Thử tải kỹ thuật: Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL;
  • Kiểm tra phanh tay ở mức tải 100%SWL trên đoạn đường có độ dốc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm và ban hành giấy chứng nhận kiểm định xe nâng

Tổ chức kiểm định sẽ dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định xe nâng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

6. Thời hạn kiểm định xe nâng bao lâu?

Thời gian kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, xe nâng người được thực hiện khi:

Thông thường chu kỳ kiểm định xe nâng hàng là 2 năm/lần. Đối với xe nâng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/lần;

Ngoài ra, kiểm định an toàn xe nâng còn được thực hiện khi:

  • Kiểm định trước khi xuất xưởng, trước khi bán;
  • Kiểm định xuất khẩu, nhập khẩu.

7. Chi phí thực hiện kiểm định thiết bị xe nâng

Chi phí kiểm định xe nâng đã được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng nâng của xe mà đơn vị chế tạo đã công bố.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định xe nâng có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Công Ty TNHH Khoa Học Ứng Dụng IMS

Địa chỉ: Số 7, TT4 – D2, Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0909593698

Email: info@imsvina.com.vn

Website: https://imsvina.com.vn

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

024.3999.3698